Khóa học
Các chỉ số quan trọng trong phân tích bctc-Kế toán Đức Minh
11/09/2021 11:09
Bài viết sau sẽ chia sẻ một vài chỉ số tài chính quan trọng và cần thiết nhất để người sử dụng thông tin BCTC có thể đọc hiểu hiệu quả BCTC.
I. CHỈ SỐ THANH TOÁN
Trong nhóm chỉ số thanh toán bao gồm 10 chỉ số cơ bản:
1. Chỉ số thanh toán hiện hành
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Công thức tính: học xuất nhập khẩu ở đâu
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
2. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Công thức tính: khóa học hành chính nhân sự
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
3. Chỉ số tiền mặt
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả. khóa học xuất nhập khẩu
Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
4. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)
Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động
Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn
5. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng.
Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Tuy nhiên nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình
Trong đó:
Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
6. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Chỉ số tài chính này gắn liền với chỉ số thứ 5. Chỉ số này giúp chúng ta nắm được số ngày trung bình doanh nghiệp thu hồi được tiền từ khách hàng. học kế toán online
Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu = 365 / Vòng quay các khoản phải thu
7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: học kế toán trên mạng
Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2
8. Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số vòng quay hàng tồn kho và phản ánh số ngày trung bình của vòng quay hàng tồn kho.
Cách tính:
Số ngày trung bình hàng tồn kho = 365 / Vòng quay hàng tồn kho
9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả
Phụ thuộc vào chỉ số vòng quay các khoản phải trả và phản ánh số ngày.
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả.
II. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG
Chỉ số hoạt động bao gồm 2 chỉ số: Lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận đầu tư. Dưới đây là chi tiết từng chỉ số:
1. Lợi nhuận bán hàng
a) Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số phản ánh mức lợi nhuận được tăng thêm đối với mỗi đơn vị hàng hóa được doanh nghiệp bán ra hoặc các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Chỉ số này thể hiện độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp và có sự khác biệt đối với mỗi ngành.
Cách tính: học chứng chỉ kế toán trưởng
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
b) Biên lợi nhuận hoạt động
Cách tính:
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu thuần
Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ cung cấp.
c) Biên EBITDA
EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization) – Chỉ số thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao.
Cách tính:
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao / Doanh thu thuần
d) Biên EBIT
EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) – Chỉ số thu nhập trước lãi vay và thuế
Biên lợi nhuận trước thuế = Thu nhập trước thuế / Doanh thu
e) Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu
f) Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số phản ánh doanh thu được phân phối đối với các chi phí cố định trong từng đơn vị hàng được doanh nghiệp bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối / Doanh thu
Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi.
2. Lợi nhuận đầu tư
Lợi nhuận đầu tư hay còn được gọi là tỷ suất sinh lời.
a) Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Chỉ số tài chính phản ánh sự hiệu quả của hoạt động trong doanh nghiệp.
Cách tính:
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tổng tài sản trung bình
*Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo cáo năm trước + Tổng tài sản hiện hành) / 2
b) Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường – ROCE
Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời đối với cổ đông.
Cách tính: học kế toán thực hành online
ROCE = (Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi) / Vốn cổ phần thường bình quân
*Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + Vốn cổ phần thường hiện tại) / 2
c) Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cố phần – ROE
Phản ánh khả năng sinh lời đối với các cổ phần chung.
Cách tính:
ROE = Thu nhập ròng / Tổng vốn cổ phần bình quân
*Vốn cổ phần bình quân = (Tổng vốn cổ phần năm trước + Tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2
d) Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn – ROTC
Cách tính:
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay) / Tổng vốn trung bình
*Tổng vốn = Tổng nợ phải trả + Vốn cổ phần cổ đông
*Chi phí lãi vay = Tổng chi phí lãi vay phải trả – Thu nhập lãi vay (nếu có)
Bài viết này Đức Minh đưa ra những khái niệm và công thức tính các chỉ số quan trọng trong phân tích Báo cáo tài chính. Mong rằng nó sẽ hữu ích với những bạn đang học và tìm hiểu về phân tích báo cáo tài chính.