Khóa học
Các hình thức ghi sổ kế toán theo quyết định 48 và 15
22/06/2021 11:35
Các hình thức ghi sổ kế toán theo quyết định 48 và quyết định 15, quyết định của Bộ tài chính áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 5 phương pháp sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung; các hình thức ghi sổ kế toán theo quyết định 48
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Còn theo quyết định 15 ngoài 4 hình thức trên thì còn thêm hình thức:
- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
1. Ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký chung
+ Đặc trưng cơ bản
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều phải được ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Dựa vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để vào các Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Điều kiện áp dụngcác hình thức ghi sổ kế toán
- Sử dụng cho hầu hết các loại hình DN: SX – TM – DV – XD có quy mô vừa và nhỏ
+ Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện. Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
- Được dùng phổ biến. Thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán
- Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên Sổ Nhật ký chung. Cung cấp thông tin kịp thời.
+ Nhược điểm
- Lượng ghi chép nhiều.
2. Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
+ Đặc trưng cơ bản
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều được ghi vào Sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian. Căn cứ vào Nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại.
+ Điều kiện áp dụng
- Sử dụng cho những DN có quy mô nhỏ, sử dụng ít Tài khoản kế toán
+ Ưu điểm
- Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép.
- Việc ktra đối chiếu số liệu có thể thực hiện thường xuyên trên sổ Tổng hợp Nhật ký – sổ cái
+ Nhược điểm
- Khó thực hiện việc phân công lao động kế toán( chỉ có duy nhất 1 sổ tổng hợp – Nhật ký sổ cái)
- Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, phát sinh nhiều Tài khoản.
3. Ghi sổ kế toán theo Hình thức Chứng từ - ghi sổ
+ Đặc trưng cơ bản
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh trên chứng từ kế toán đều được phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ. Dựa vào số liệu ghi trên Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian và ghi vào Sổ Cái theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Điều kiện áp dụng
- Áp dụng cho những DN có quy mô vừa, Quy mô lớn. Sử dụng nhiều lao động kế toán và số lượng lớn các Tài khoản kế toán được sử dụng
+ Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
+ Nhược điểm
- Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp.
- Việc kiểm tra đối chiếu số liệu thường được thực hiện vào cuối tháng, vì vậy cung cấp thông tin thường chậm
4 - Ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký – Chứng từ
+ Đặc trưng cơ bản
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán được phân loại và ghi vào Sổ Nhật ký – chứng từ theo bên Có Tài khoản liên quan đối ứng với Nợ các Tài khoản khác. Căn cứ vào sổ Nhật ký – chứng từ để vào Sổ Cái
+ Điều kiện áp dụng
- Áp dụng cho DN có quy mô lớn. Số lượng kế toán nhiều với trình độ chuyên môn cao
+ Ưu điểm
- Giảm nhẹ khối lượng ghi sổ kế toán. Viềc kiểm tra đối chiếu được thực hiện thường xuyên. Cung cấp thông tin kịp thời
+ Nhược điểm
- Mẫu sổ kế toán phức tạp. Yêu cầu trình độ cao với mỗi kế toán viên. Không thuận tiện cho việc ứng dụng tin học vào ghi sổ kế toán
5. Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
+ Đặc trưng cơ bản:
- Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Chú ý: Theo đánh giá của những kế toán thực tế, các Nhà quản lý thì hình thức ghi sổ Nhật ký chung được lựa chọn và sử dụng hầu hết trong các doanh nghiệp hiện nay.