Khóa học
Khoá học kế toán tổng hợp DN Xuất nhập khẩu học trên Excel (học thực hành)
Thời gian toàn khóa học: 25-40 buổi học
Lịch học: Linh động
Khai giảng: 30/12/2015
Kết thúc khóa học: 30/12/2015
sort_description: Khoá học đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc, đảm bảo đã học là thành nghề
Học phí gốc: 5.200.000 VNĐ
Khuyến mãi: 30 %
Học phí: 3.640.000 VNĐ
Quy trình học thực hành kế toán xuất nhập khẩu
1, Nhập số dư đầu kỳ
- Giới thiệu quy trình học viên sẽ được học những gì trong quá trình học tại Đức Minh
- Nhập danh mục hàng hóa, vật tư
- Nhập bảng khấu hao TSCĐ : chuyển dữ liệu từ năm trước lên
- Nhập bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn: chuyển dữ liệu từ năm trước lên
- Nhập tên khách hàng, nhà cung cấp lên tài khoản 131;331: dựa theo bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả đầu kỳ; hoặc bảng cân đối tài khoản đầu kỳ.
2, Số phát sinh trong kỳ
- Hướng dẫn cách định khoản từng Báo Nợ, Báo có, Hóa đơn …trên Nhật ký chung: học viên sẽ được học cách định khoản dựa trên các chứng từ thực tế của DN và học cách trình bảy trên mẫu sổ sách có sẵn theo quy định, phù hợp với luật thuế hiện hành.
- Hướng dẫn cách vào Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho: trong phần này học viên sẽ được hướng dẫn cách làm và học các hàm trong excel để hỗ trợ : if, vlookup, sumif…
- Hướng dẫn làm bảng tỷ giá trên DNXNK và bảng phân bổ chi phí hàng nhập khẩu ( đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu): cách đánh giá tỷ giá xuất quỹ, cách tính chênh lệch tỷ giá; cách tập hợp chi phí hàng nhập khẩu, cách phân bổ chi phí hàng nhập khẩu.
- Làm xong phiếu nhập, phiếu xuất -> làm Báo cáo nhập xuất tồn : kết hợp các hàm trong excel và biết cách kiểm tra hàng tổn kho và tính ra được giá vốn cho hàng xuất bán . Lưu ý: dựa theo bảng phân bổ chi phí hàng nhập khẩu đển lấy giá nhập kho cho các phiếu nhập kho do nhập khẩu.
- Hướng dẫn học viên làm bảng lương, tính lương và thuế TNCN ( áp dụng theo luật thuế hiện hành)
3, Làm các bút toán cuối tháng ( có tờ hướng dẫn)
- Tính lương, bảo hiểm và thuế TNCN:
- Chi tiết tk 6421;6422 cho QĐ48. Tk 641; tk 642 cho Thông tư 200.
- Chi tiết các loại bảo hiểm (3382;3383;3384;3389) để phục vụ cho làm báo cáo tài chính.
- Trích khấu hao TSCĐ : học viên lọc tk211 để lấy danh sách những tài sản mua mới -> thêm vào bảng khấu hao TSCĐ -> tiến hành định khoản trên Nhật ký chung theo từng bộ phận.
- Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn : tương tự như TSCĐ ( trị giá <30tr, tgsd >1 năm, thời gian phân bổ ko quá 3 năm)
- Tập hợp giá vốn Hàng xuất bán, giá vốn cho các dịch vụ hoàn thành.
- Làm các bút toán cuối tháng theo hướng dẫn: Kết chuyển thuế, doanh thu; chi phí, kết chuyển ra lãi lỗ…..
4, Hướng dẫn lên bảng Cân đối tài khoản( cân đối số phát sinh)
Cuối mỗi tháng học viên sẽ được hướng dẫn cách lên Bảng cân đối tài khoản: để kịp thời cân đối chi phí cũng như chủ động được cách kiểm tra các số liệu của DN mình.
- Hướng dẫn cách lên : áp dụng các hàm excel để lên được bảng CĐTK: sumif, vlookup, subtotal, max….
- Cách kiểm tra từng mục trên bảng CĐTK: được hướng dẫn cách kiểm tra các tài khoản, kết cấu, số liệu trên bảng CĐTK để biết làm sai hay đúng
- Kết cấu các đầu tài khoản có số dư Nợ hay Có là đúng
- Kiểm tra TK 112 khớp với sao kê, sổ phụ của ngân hàng
- Kiểm tra tk 133; 3331 khớp với các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT
- Kiểm tra TK 131; tk 331: công nợ của DN
- Kiểm tra các tài khoản 152;153;155;156…khớp với các báo cáo nhập xuất tồn.
- Kiểm tra tk 211;214 khớp với bảng khấu hao TSCĐ
- Kiểm tra tk 142;242 khớp với bảng phân bổ chi phí trả trước
- Kiểm tra các tài khoản liên quan khác: 334; 338…kết chuyển lãi lỗ.
- Từ Các tháng tiếp theo học viên làm theo đúng quy trình chứng từ và học cách tự kiểm tra số liệu mình làm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên
5, Lên Báo cáo tài chính ( có tờ hướng dẫn)
Học viên được hướng dẫn cách lên Báo cáo tài chính( báo cáo quan trọng nhất) và cách kiểm tra để học viên nắm bắt được quy trình.
- Bảng cân đối kế toán: hướng dẫn cách lên và cách kiểm tra
- Bảng BCKQHĐKD: hướng dẫn cách lên và cách kiểm tra
- Bảng BCLCTT: hướng dẫn cách lên và cách kiểm tra
- Thuyết minh BCTC: hướng dẫn cách làm và cách kiểm tra
6, In sổ
- Hướng dẫn học viên in sổ sách theo tờ hướng dẫn:
- Cần in những sổ gì để lưu trữ tại DN
- Cách kết hợp các hàm trong excel để tạo ra sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ, công nợ….
- Cách sắp xếp và lưu trữ chứng từ, sổ sách cho hợp lý
7, Thuế
Học viên sẽ được học các loại thuế kê khai tại doanh nghiệp theo phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế mới nhất của Tổng cục thuế.
Các loại thuế được học:
- Thuế GTGT:
- Hướng dẫn cách lập bảng kê, phụ lục liên quan đến kê khai thuế GTGT và các chỉ tiêu trên tờ khai thuế .
- Hướng dẫn cách nộp tờ khai qua mạng
- Cách làm tờ khai bổ sung
- Hạn Nộp tờ khai GTGT
- Những quy định, thông tư liên quan đến thuế GTGT
- Thuế TNDN:
- Hướng dẫn theo thông tư mới nhất : ko làm tờ khai thuế theo quý nhưng phải xác định ra số thuế TNDN phải nộp.
- Quyết toán thuế TNDN: Hướng dẫn làm Phụ lục kết quả HĐSXKD và phụ lục chuyển lỗ
- Cách phân biệt chi phí hợp lý và không hợp lý để loại trừ ra khỏi quyết toán thuế TNDN
- Cách tính nộp phạt khi nộp chậm thuế TNDN
- Hướng dẫn cách chuyển lỗ và quy định kèm theo
- Thuế TNCN:
- phân biệt kê khai theo tháng, quý theo mẫu 02/KK-TNCN
- Phân biệt thế nào là thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế
- Cách khai báo MST cá nhân
- Làm quyết toán thuế TNCN: học cách quyết toán thuế cho từng cá nhân trong từng trường hợp tại DN( có hợp đồng lao động, Không có HĐLĐ, cá nhân người nước ngoài…)
- Báo cáo tài chính: Hướng dẫn chuyển số liệu từ excel lên HTKK và cách nộp BCTC
- Hóa đơn: Hướng dẫn làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)
- Phân biệt các trường hợp xóa bỏ, mất, hủy hóa đơn
- Cách kê khai, hạn nộp và cách nộp
- Cách xử lý hóa đơn trong một số trường hợp.
Học viên ghi lại các thông tư, luật thuế hiện hành để tiện trong việc làm kế toán ( các thông tư mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ):
- Luật quản lý thuế: TT156- TT119- TT151- TT26
- Thuế GTGT: Thông tư 219, TT92
- Thuế TNCN: Thông tư 111
- Thuế TNDN: Thông tư 78 và TT96
- Hóa đơn: TT 39
- Tài sản cố định: TT45