Khoá học phần mềm kế toán Fast trong doanh nghiệp Sản Xuất

Thời gian toàn khóa học: 15-25 buổi

Khai giảng: 10/01/2016

Kết thúc khóa học: 10/01/2016

sort_description: Khoá học được đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, đảm bảo học viên học thành thạo mới kết thúc, không giới hạn số buổi học

Học phí gốc: 1.900.000 VNĐ

Khuyến mãi: 30 %

Học phí: 1.330.000 VNĐ

Quy trình học phần mềm kế toán Fast trong doanh nghiệp Sản xuất

I.Tìm hiểu, cài đặt hệ thống phần mềm kế toán Fast

II. Khai báo các thông tin ban đầu:

  1. Khai báo ngày bắt đầu năm tài chính: Vào Hệ Thống / Chọn Khai báo ngày bắt đầu năm tài chính
  2. Khai báo kì mở sổ: Vào Hệ thống / Chọn khai báo kì mở sổ
  3. Khai báo các phòng ban: Vào Hệ thống / chọn Danh mục bộ phận hạch toán / F4 để thêm
  4. Khai báo các màn hình nhập chứng từ: Vào hệ thống / chọn Khai báo các màn hình nhập chứng từ / chọn lần lượt Phiếu kế toán tổng hợp, phiếu nhập kho nội bộ, phiếu xuất kho / chọn Các tuỳ chọn trường tự do / Chọn Mã phân xưởng và Mã sản phẩm.
  5. Khai báo công nợ phải thu: Vào bán hàng và công nợ phải thu / chọn Danh mục khách hàng / F4 để thêm. Sau đó vào Số dư công nợ phải thu đầu kì.
  6. Khai báo công nợ phải trả: Vào mua hàng và công nợ phải trả / chọn Danh mục nhà cung cấp / F4 để thêm. Sau đó vào Số dư công nợ phải  trả đầu kì.
  7. Khai báo vật tư, hàng hoá: Vào Hàng tồn kho / Chọn danh mục hàng hoá vật tư / ấn F4 để thêm lần lượt từng hàng hoá.

Lưu ý các mục: Theo dõi hàng tồn kho, Cách tính giá hàng tồn kho, loại vật tư, tài khoản kho.

Sau đó vào Hàng tồn kho / chọn Vào tồn kho đầu kì / Nhập số lượng và số dư tồn đầu của từng loại hàng hoá vật tư.

  1. Nhập số dư đầu kì các tài khoản: Vào Kế toán tổng hợp / Chọn vào số dư đầu các tài khoản / nhập số dư đầu kì bên nợ, bên có của từng tài khoản
  2. Khai báo CCDC đầu kì: Vào Công cụ dụng cụ / Chọn danh mục bộ phận sử dụng công cụ /  ấn F4 Thêm.

Sau đó vào Công cụ dụng cụ / chọn Cập nhật thông tin về công cụ / ấn F4 để thêm.

Lưu ý các mục: ngày tính phân bổ, số kì phân bổ, bộ phận hạch toán, tài khoản chờ phân bổ, tài khoản chi phí.

  1. Khai báo TSCĐ đầu kì: Vào Tài sản cố định / Chọn danh mục bộ phận sử dụng tài sản / ấn F4 Thêm.

Sau đó vào Tài sản cố định / Chọn cập nhật thông tin về tài sản / ấn F4 để thêm.

Lưu ý các mục: ngày tính khấu hao, số kì khấu hao, bộ phận hạch toán, tài khoản khấu hao, tài khoản chi phí

  1. Khai báo các thông tin về phân xưởng, yếu tố chi phí:
  • Vào Giá thành sản xuất liên tục / chọn Danh mục phân xưởng / ấn F4 để thêm.
  • Vào giá thành sản xuất liên tục / chọn Danh mục phân nhóm yếu tố chi phí / ấn F4 để thêm nhóm 1: chi phí NVL trực tiếp, nhóm 2: chi phí NC trực tiếp, nhóm 3: chi phí SXC
  • Vào giá thành sản xuất liên tục / chọn Danh mục yếu tố chi phí / ấn F4 để thêm 3 yếu tố : chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC

Lưu ý các mục như: tài khoản nợ, tài khoản có, tài khoản dở dang, nhóm, loại yếu tố, kiểu tập hợp chi phí, kiểu phân bổ chi phí, danh sách yếu tố chi phí, dở dang cuối kì, kết chuyển chi phí dở dang.

III. Hàng ngày cập nhật các hoá đơn chứng từ liên quan đến doanh nghiệp sản xuất:

  1. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt: Vào Tiền mặt, tiền gửi, tiền vay / chọn phiếu chi tiền mặt hoặc phiếu chi tiền mặt / ấn Mới
  2. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng: Vào tiền mặt, tiền gửi, tiền vay / chọn Giấy báo có (thu) của ngân hàng hoặc Giấy báo nợ (chi) của ngân hàng / ấn Mới
  3. Các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng hoá, thành phẩm: Vào Bán hàng và công nợ phải thu / chọn Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho / ấn Mới.
  4.  Các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá về nhập kho: Vào Mua hàng và công nợ phải trả / Chọn Phiếu nhập mua hàng / ấn Mới.
  5. Các nghiệp vụ liên quan đến cước vận chuyển: Vào Mua hàng và công nợ phải trả / Chọn Phiếu nhập chi phí mua hàng / ấn Mới.
  6. Các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất không qua nhập kho: vào Mua hàng và công nợ phải trả / Chọn Phiếu nhập mua - xuất thẳng / ấn Mới.
  7. Các nghiệp vụ liên quan đến mua công cụ dụng cụ về sử dụng ngay cho các bộ phận mà không qua nhập kho: Chọn Công cụ dụng cụ / chọn Cập nhật thông tin công cụ / ấn F4 thêm. Sau đó vào Mua hàng và công nợ phải trả / Chọn Hóa đơn mua hàng dịch vụ / ấn Mới.
  8. Các nghiệp vụ liên quan đến mua TSCĐ về sử dụng ngay cho các bộ: Chọn TSCĐ / chọn Cập nhật thông tin tài sản / ấn F4 thêm. Sau đó vào Mua hàng và công nợ phải trả / Chọn Hóa đơn mua hàng dịch vụ / ấn Mới.

III. Các bút toán cuối tháng:

  1. Tính lương, bảo hiểm, thuế TNCN: vào Kế toán tổng hợp / Chọn Phiếu kế toán / ấn Mới để làm các nghiệp vụ liên quan đến lương cho từng bộ phận.
  2. Tính phân bổ CCDC: Vào Công cụ dụng cụ / Chọn Tính mức phân bổ công cụ dụng cụ. Sau đó Chọn Bút toán phân bổ công cụ dụng cụ.
  3. Tính khấu hao TSCĐ: Vào Tài sản cố định / Chọn Tính khấu hao TSCĐ. Sau đó chọn Bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ.
  4. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kì: Vào Hàng tồn kho / Chọn tính giá trung bình / Thêm.
  5. Tính giá thành sản xuất sản phẩm: Vào Giá thành sản xuất liên tục:

Chọn Tính số lượng sản phẩm nhập kho trong kì / thêm.

Chọn Tập hợp và phân bổ chi phí theo hệ số

Chọn Tính giá thành sản phẩm

Chọn cập nhật giá cho các phiếu nhập thành phẩm

Chọn Kết chuyển chi phí sang TK 154

Vào Hàng tồn kho / Chọn tính giá trung bình

  1. Báo cáo thuế: Vào Báo cáo thuế / Chọn Báo cáo thuế đầu vào, Báo cáo thuế đầu ra. Sau đó kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào kế toán tổng hợp / Chọn phiếu kế toán.
  2. Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh: Vào kế toán tổng hợp:

Chọn khai báo các bút toán kết chuyển tự động / F4 thêm. Khai báo lần lượt từng bút toán như kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, kết chuyển doanh thu, thu nhập, kết chuyển giá vốn, chi phí liên quan.

Chọn bút toán kết chuyển tự động.

Thong ke