Khóa học
Hoạt động chống chuyển giá ở 1 số quốc gia trên thế giới.
22/06/2021 11:35
Hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng.Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.
Kinh nghiệm của Mỹ
Theo báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 đến 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc chuyển một lượng lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm. Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá phổ biến. Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chống chuyển giá tương đối nghiêm ngặt. Đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban hành đạo luật IRS Sex. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời là cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá:
- Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh
+ Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.
+ Với tổng mức sai phạm trọng yếu: Mức phạt chuyển giá 40% danh cho trường hợp cso sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.
- Phạt bổ sung: Phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước.
+ Phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.
+ Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vướt qua mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp.
Ở Mỹ, việc lưu trữ và nộp trình các tài liệu hồ sơ liên quan đến giá bán, các giá trị mua bán, chuyển nhượng và các chứng từ khác không được quy định bởi luật. Nhưng trên thực tế, các công ty cần lưu giữ các tài liệu đó liên tục trong nhiều năm liền để phục vụ cho việc điều tra, xem xét khi có yêu cầu. Kể từ khi có yêu cầu, công ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRS trong vòng tối đa 30 ngày. Việc xuất trình đầy đủ các chứng từ có ý nghĩa lơn trong việc xác định đâu là phương pháp tốt nhất sẽ được sử dụng để xem xét hành vi chuyển giá.
Ngoài ra, Mỹ liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt chẽ hơn. Năm 2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1200 nhân viên và dự định thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009)
Kinh nghiệm tại Trung Quốc.
Một cuộc khảo sát năm 2007 của Cục Thống kê quốc gia đã cho thấy rằng: gần 2/3 doanh nghiệp nước ngoài thua lỗ rõ ràng là đã cố tình thực hiện báo cáo sai sự thật và đã sử dụng chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ trong lĩnh vực thuế. Do đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển giá, phù hợp với quan điểm của các nước phát triển trên thế giới. Không giống như các nước Châu Á láng giềng khác, Trung Quốc ban hành các quy định về chống chuyển giá và kế hoạch kiểm toán đặc biệt. Đồng thời, Trung Quốc cũng đào tọa hơn 500 viên chức thuế quan để thực hiện việc thanh tra hoạt động chuyển giá.
Các quy định về chống chuyển giá của Trung Quốc được xây dựng trên căn bản dựa theo các hướng dẫn của OECD. Cơ quan thuế đã tham khảo các ý kiến tư vấn của chuyên gia Châu Âu và Hoa Kỳ khi xây dựng luật chống chuyển giá vào năm 1998. Vì thế, không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy luật này sử dụng nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp định giá chuyển giao tương tự như quy định của Hoa Kỳ và các nước thuộc OECD. Tuy nhiên có 4 điểm khác nhau cơ bản mà luật chông chuyển giá của Trung Quốc được tăng cường hơn so với luật của Mỹ được tóm tắt như sau:
- Một là, nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, một tập đoàn đa quốc gia đầu tư thành lập một vài công ty con tại nước này có thể sẽ chịu thanh tra về chống chuyển giá nhiều lần. Quan trọng hơn, những vấn đề đã được cục thuế Thượng Hải chấp nhận nhưng không có nghĩa là sẽ được chấp thuận bởi cơ quan thuế ở Quảng Châu. Trong khi đó, các công ty hoạt động kinh doanh ở những nơi khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ là đối tượng của một cuộc thanh tra chống chuyển giá duy nhất.
- Hai là, các điều chỉnh về định giá chuyển giao được cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra không chỉ áp đặt để tính thuế thu nhập mà còn tính thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác nếu có liên quan. Trong khi đó, cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ (IRS) chỉ áp đặt và tính lại phần thuế thu nhập.
- Ba là, ở Hoa Kỳ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các nguồn thông tin mà mọi người đều biết, kể cả đối tượng nộp thuế. Nhưng ở Trung Quốc, cơ quan thuế dường như xây dựng các dữ liệu từ việc so sánh bí mật. Các dữ liệu này hỗ trợ cho Chính phủ khi thỏa thuận với đối tượng nộp thuế.
- Bốn là, các cơ quan thuế ở Trung Quốc thích áp dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận trong việc xác định giá theo nguyên tắc thị trường hơn là các cơ quan thuế ở Hoa Kỳ. IRS chỉ lựa chọn phương pháp chiết tách lợi nhuận là cách cuối cùng để áp dụng, bởi vì theo họ phương pháp này không đảm bảo tính ép buộc lên đối tượng nộp thuế. Trong khi đó, các cơ quan thuế của Trung Quốc thì không sẵn lòng để hỏi công ty mẹ ở nước ngoài sẽ kiếm được lợi nhuận bao nhiêu trên các sản phẩm do họ làm ra trên đất nước Trung Quốc.
>>> Các hình thức chuyển giá tiêu biểu
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sang cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế.
- Xây dựng luật thuế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đông thời dảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triền kinh tế của các quốc gia phát triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế. Chúng ta phải tiếp htu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngăn thời gian phát triển kinh tế.
- Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các MNC tại các quốc gia trên thế giới.